Tác dụng phụ của hồng sâm

Tác dụng phụ của hồng sâm

Hồng sâm mang nhiều công dụng tốt cho cơ thể là 1 trong những dược phẩm đại bổ cho mọi lứa tuổi, cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng hồng sâm không đúng cách, sai đối tượng hoặc quá lạm dụng cũng mang lại những hậu quả khó lường. Không chỉ vậy, khi dùng hồng sâm thô hoặc cao hồng sâm Hàn, nước hồng sâm Hàn cơ thể đều có quá trình thích nghi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà gây các tác dụng phụ khác nhau. Đây là điều mà rất ít người chú ý, bạn cần lưu ý vấn đề này để tránh những hậu quả khó lường nếu bị ngộ độc hay kích ứng trong quá trình sử dụng hồng sâm. 

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nhẹ khi dùng hồng sâm

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nhẹ khi dùng hồng sâm là bởi thành phần saponin (ginsenoside). Thành phần quan trọng này có thể tiêu hóa được bởi tất cả mọi người nhưng lại không dễ tiêu hóa. Một số người có thể gặp khó khăn để tiêu hóa, khi đó bạn cần có hệ vi sinh vật đường ruột phù hợp. 

Theo phân tích, có tới 37,5% người Hàn Quốc dùng ginsenosides không đủ hoặc ít vi khuẩn đường ruột để tiêu hóa khiến quá trình tác dụng của ginsenoside được giải phóng khó khăn hơn. Cũng cùng nghiên cứu này, người ta so sánh tác dụng phụ của hồng sâm và nhân sâm thì cho kết quả hồng sâm an toàn hơn rất nhiều. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị sức đề kháng tốt, bổ sung lợi khuẩn ruột và trạng thái cơ thể tốt nhất nếu muốn dùng hồng sâm, hay nói cách khác là dùng hồng sâm khi phòng bệnh, ngay cả trên cơ thể khỏe mạnh sẽ phát huy tác dụng cao nhất. 

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất là cảm lạnh, mất ngủ, khô miệng. Nóng trong người, nổi mề đay, khô mắt, đau đầu nhẹ, tim đập mạnh. Huyết áp tăng cao – nhanh. Nguy hiểm nhất là phản ứng với các loại thuốc khác. Như thuốc tâm thần, an thần hoặc caffeine, thức ăn kị, và estrogen…. 

Các triệu chứng tác dụng phụ nhẹ trở nên nguy hiểm nếu:

  • Chọn sản phẩm hồng sâm không phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt là trẻ nhỏ có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Trong thành phần của hồng sâm có nhiều đặc tính kích thích cơ thể tiết ra các nội tiết tố sinh học nam/nữ. Ngoài ra, nhân sâm có tính lạnh. Sử dụng thường xuyên có thể khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa. Thần kinh không ổn định.
  • Sâm rất bổ, hồng sâm lại càng bổ. Nhưng tinh chất Rb1 có hàm lượng lớn trong hồng sâm gây nên những biến đổi bất thường trong bào thai. Gây nên dị tật cho thai nhi. Nếu sử dụng tùy tiện trong quá trình mang bầu. Cho con bú có thể xuất hiện các dấu hiệu như ra máu. Đau bụng, tử cung co bóp, thậm chí gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Vì vậy không nên dùng nhân sâm cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt trong những tháng đầu để tránh những hậu quả không mong muốn.
  • Người cao huyết áp có thể diễn tiến bệnh nặng hơn thậm chí có nguy cơ tử vong cao hơn nếu dùng hồng sâm quá liều. Dùng hồng sâm với liều lượng cao có thể làm đường huyết giảm rõ. Lực bóp của cơ tim bị ức chế, huyết áp hạ đột ngột. Đặc biệt là người bị xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Nguyên nhân là do trong thành phần của hồng sâm có chứa chất chống phân giải chất béo. Như aspartic axit, arginine làm tăng lượng mỡ ở các cơ quan. Gây hại cho những người huyết áp cao và xơ vữa động mạch.

Tác dụng phụ của hồng sâm

  • Người khỏe mạnh bình thường cũng có thể xuất hiện tác dụng phụ khi dùng hồng sâm. Nếu không tuân thủ hướng dẫn sử dụng hoặc dùng với liều cao ở tần suất dày đặc. Sẽ dẫn đến ngộ độc. Một số biểu hiện thường gặp khi bị ngộ độc như: Tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn, mất ngủ, dễ bị kích thích. Đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay, mẩn ngứa, co giật…
  • Nguy hiểm nhất với người trước và sau phẫu thuật: Chất gây ức chế đông máu trong hồng sâm có thể làm loãng máu. Bệnh nhân tránh dùng nhân sâm trước hoặc sau khi phẫu thuật. Người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, có sự tư vấn kỹ lưỡng trước khi dùng nhân sâm.
  • Các dấu hiệu dị ứng với thành phần của hồng sâm: Thực tế cũng có một số trường hợp dị ứng với một vài thành phần của cao, khi dùng gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, nổi phát ban, toàn thân mẩn ngứa, khó thở,…. người dạ dày yếu cũng không nên dùng loại cao quá giàu dược chất này, dễ dẫn đến tiêu chảy, hại cho hệ tiêu hóa.

Tác dụng phụ của hồng sâm

Lưu ý về cách dùng cao hồng sâm Hàn Quốc tránh tác dụng phụ

Sử dụng cao hồng sâm, nước hồng sâm sai cách không chỉ làm mất đi tác dụng chữa bệnh. Bồi bổ cơ thể của hồng sâm Hàn Quốc mà còn có thể gây ra tác dụng phụ không tốt. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng hồng sâm: 

  • Không tự ý kết hợp cao hồng sâm với các loại thảo dược khác. Khi chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia.
  • Không dùng quá 2 thìa cao hồng sâm/1 ngày dễ dẫn đến quá liều. Gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Đối với sâm nước không dùng quá 200-400mg. 
  • Đối với người lần đầu sử dụng cao nên uống 1 lượng nhỏ trước. Nếu thấy cơ thể không có biểu hiện bất thường thì tăng lên liều lượng bình thường.
  • Sử dụng ngày đầu nếu gặp phải tình trạng dị ứng thành phần hồng sâm như buồn nôn, phát ban, mẩn ngứa, khó thở,… thì nên dừng uống và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo được xử lý kịp thời nếu bị dị ứng.
  • Người đang bị tăng huyết áp tuyệt đối không uống cao hồng sâm trước bữa ăn hoặc khi đang đói. 

Lưu ý khi chế biến hồng sâm: Không nấu cao/nước hồng sâm bằng các loại nồi kim loại vì các dược chất trong cao rất kỵ với kim loại. Không pha cao hồng sâm với nước sôi 100 độ C. Dễ dẫn đến làm mất đi hoặc biến đổi các dược chất có trong cao. Tuyệt đối không ăn củ cải trong quá trình sử dụng cao hồng sâm thường xuyên.

Tác dụng phụ của hồng sâm

Cách dùng hồng sâm Hàn Quốc phát huy tối đa tác dụng

Cách dùng tốt nhất là uống trực tiếp với nước ấm. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 2 lần, mỗi lần uống hòa 1 thìa cao với 100ml nước ấm. Nếu là dạng nước có thể dùng trực tiếp càng dễ hấp thu. Nếu ngại vị thuốc có thể dùng kèm 1 chút mật ong đối với cao hồng sâm. Nên dùng trước bữa ăn hoặc sau ăn đều tốt. Nhưng để cơ thể hấp thu được tối đa được chất nên uống khi bụng đói. Hoặc trước bữa ăn 1 tiếng. Tuy nhiên, tùy vào công dụng mong muốn. Mà bạn có thể kết hợp ngâm cao hồng sâm với mật ong, rượu, nấu cháo,… để sử dụng hàng ngày.

DANH MỤC SẢN PHẨM