Tiểu đường có dùng được nhân sâm không ?

Tiểu đường có dùng được nhân sâm không ?

Hồng sâm, nhân sâm là 1 trong những thực phẩm đại bổ, được mệnh danh là “thần dược chữa bách bệnh” mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, kiến thức về cách sử dụng hồng sâm của hầu hết người bệnh còn nhiều hạn chế vì thiếu thông tin nền. Chính vì thế, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời khoa học hơn cho những bạn đã thắc mắc người bệnh tiểu đường có dùng được nhân sâm không? 

Tác dụng của sâm, cao sâm, sâm mật ong với người bị bệnh tiểu đường

Đối với sâm và cao sâm:

Nhân sâm có chứa saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm ginsenosid với gần 30 loại saponin khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy dưỡng chất của nhân sâm giúp bệnh nhân tiểu đường nâng cao đề kháng. Hạn chế các biến chứng của tiểu đường. Nếu đang điều trị bằng insulin thì nhân sâm góp phần giảm insulin nạp vào cơ thể. Hạ đường huyết, điều hòa khí huyết. Kìm hãm hàm lượng cholesterol có trong máu. Để phòng ngừa các bệnh như đột quỵ, tai biến, xơ vữa động mạch…

Các nhà khoa học Hàn quốc đã chứng minh Isullin Analogue trong nhân sâm có công dụng tương tự như Insulin của cơ thể hoặc thuốc Insulin giúp hạ đường huyết trong máu. Saponin trong sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi có tác dụng loại bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Saponin Rb2 trong sâm 6 năm tuổi sử dụng cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu (cơ chế hoạt động giống insulin) để phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng của đái tháo đường.

Chính vì thế, cao sâm là dạng thực phẩm chức năng đã qua chế biến của sâm và hồng sâm tươi, có thể thêm hoặc không thêm tá dược cũng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. 

Đối sâm mật ong, hồng sâm tẩm mật ong:

Theo nghiên cứu khoa học, mật ong giúp sản sinh nhiều năng lượng hơn đường trong cơ thể. Chính vì thế sự kết hợp giữa sâm và mật ong cũng mang lại hiệu quả cho người tiểu đường. Giúp sản sinh lượng i-sulin, kiểm soát đường Glucozơ trong máu. Đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Cải thiện các hoạt động của của cơ thể và hệ thần kinh tốt hơn. Nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất với người tiểu đường. Tuy nhiên, khi sử dụng hồng sâm tẩm mật ong Hàn Quốc. Phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thường xuyên vận động rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe và kiểm tra lượng đường trong cơ thể thường xuyên để điều chỉnh lượng sâm cho phù hợp. 

Tiểu đường dùng được nhân sâm, cao sâm, hồng sâm tẩm mật ong không?

Câu trả lời là có. Hoàn toàn có thể dùng các thực phẩm chức năng này cho người bệnh. Để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như phục hồi sức khỏe. 

Vì nhân sâm, hồng sâm và crom có ​​khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Nên sẽ có nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng chung với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Sử dụng đồng thời iot và kali với thuốc ức chế men chuyển. Hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu. 

Sản phẩm DHA và EPA có chức năng hạ huyết áp nên có lo lắng về việc hạ huyết áp khi dùng chung với thuốc hạ huyết áp. Khi beta-carotene được sử dụng đồng thời với điều trị tăng lipid máu. Sự hấp thu của beta-carotene có thể bị ức chế.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Hàn Quốc, trong 16 thử nghiệm lâm sàng để bệnh nhân tiểu đường dùng nhân sâm trong hơn 30 ngày đã cho kết quả sâm có tác dụng hạ đường huyết tốt.  Trong 1 thử nghiệm lâm sàng với 19 bệnh nhân hemoglobin glycated của bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng hồng sâm trong 12

tuần được duy trì ở mức bình thường. Xét nghiệm dung nạp glucose cho thấy lượng đường trong máu đã giảm từ 8-11%. Và lượng insulin tiết ra khi đói hoặc sau khi nạp glucose tăng 33-38%. 

Theo kết quả của 1 nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Vlardimir Bucksan thuộc Đại học Y khoa Toronto, Canada cho bệnh nhân tiểu đường ăn 6g bột hồng sâm mỗi ngày trong 3 tháng, nồng độ insulin trong máu giảm nhưng lượng đường không tăng. 

Cách dùng sâm, cao sâm, sâm mật ong cho người tiểu đường

Nhân sâm tươi có nhiều cách chế biến khác nhau: dùng hãm trà, ngâm mật ong, ngâm rượu, nấu cháo,… nhưng với người có đường huyết cao thì tốt nhất nên dùng cách hãm trà, hoặc có thể sắc nước uống. Nếu mắc tiểu đường tuýp 2. Có thể sử dụng khoảng 200mg nhân sâm tươi mỗi ngày. Thái lát mỏng và hãm như hãm trà. Có thể hãm lại sâm nhiều lần để lấy được hết dinh dưỡng trong sâm. Ngoài ra, bã sâm cũng không nên bỏ đi, có thể ăn cả bã sâm. Lượng nhân sâm này giúp kiểm soát đường huyết rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần dùng từ liều thấp trước (khoảng 50mg), sau đó tăng dần đến 200mg mỗi ngày.

Một lưu ý khi dùng sâm, cao sâm, sâm mật ong cho người tiểu đường

  • Dùng trước bữa ăn từ 10-15 phút hoặc sau bữa ăn từ 30-45 phút vào buổi sáng và buổi trưa, tránh dùng vào buổi tối để không bị mất ngủ. Đối với bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin nên dùng sâm cách thời gian 60 phút.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y
  • Nhân sâm không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh: 
  • Đối với người bị tiểu đường kèm cao huyết áp hoặc biến chứng dẫn đến tăng xông. Thì không nên dùng nhân sâm tươi vì nhân sâm tươi có tác dụng hạ đường huyết. Nhưng lại làm tăng huyết áp nếu dùng lâu dài.

  • Sản phẩm sâm khô được khuyên dùng cho người tiểu đường. Bao gồm hồng sâm khô và hắc sâm khô dùng đều rất tốt. 
  • Đối với sản phẩm cao hồng sâm và nước hồng sâm. Cần lựa chọn kỹ lưỡng sản phẩm nguyên chất 100% hồng sâm. Không pha thảo dược, mật ong hay siro đường. 
  • Nếu dùng kẹo hồng sâm cần chọn loại dành riêng cho người tiểu đường. 
  • Tránh dùng hồng sâm tẩm mật ong quá gần thời gian sử dụng thuốc i-sulin hạ đường huyết.

 

DANH MỤC SẢN PHẨM